4 Cách xử lý chống thấm trần nhà bê tông hiệu quả nhất

Trần nhà bê tông đảm bảo sự kiên cố và tính thẩm mỹ cho mọi công trình. Tuy nhiên, theo thời gian sử dụng trần nhà sẽ xuất hiện các dấu hiệu nứt vỡ, thấm dột. Hiện tượng này như một lời cảnh báo đến chất lượng công trình nhà bạn. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ 4 cách xử lý chống thấm trần nhà bê tông hiệu quả nhất bạn nên biết.

Vì sao cần chống thấm trần nhà bê tông?

Trần bê tông có hiểu đơn giản là phần mái của một tầng nhà được làm từ hỗn hợp xi măng cát, đá, bên trong là cốt thép để tăng khả năng chịu lực. Kiểu trần nhà bê tông ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia với nhiều công trình khác nhau.

Vì sao cần chống thấm trần nhà bê tông?

Theo thống kê về mức độ thiệt hại các công trình xây dựng trên toàn cầu thì chi phí chống thấm thường chỉ mất 2 – 5% trên tổng chi phí xây dựng. Nếu công trình không thực hiện đúng quy trình chống thấm thì sau một thời gian sử dụng, nếu có bị ảnh hưởng bởi thấm nước thì chi phí sửa chữa sẽ lên tới 10 – 20% chi phí xây dựng. Do đó, sự lựa chọn hoàn hảo nhất là áp dụng biện pháp chống thấm cho mọi công trình ngay từ khi xây dựng. Điều này sẽ giúp đảm bảo hiệu quả, chất lượng công trình trong khi sử dụng.

>> Xem thêm: Dịch vụ chống thấm sân thượng chuyên nghiệp

Nguyên nhân gây thấm dột trần nhà

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trần nhà bị thấm dột, phải kể đến như:

  • Sử dụng các loại vật liệu không đảm bảo chất lượng khi xây dựng, dẫn đến sàn nhà dễ đứt gãy, rạn nứt. Sau vài năm sử dụng sàn bê tông bắt đầu nứt mái gây thấm dột trên trần nhà và cả công trình.
  • Sự thay đổi trong cấu trúc của các vật liệu bao quanh sàn mái có thể gây hiện tượng tách lớp gây thấm.
  • Chất lượng chống thấm không tốt, không đảm bảo nên không chịu được các tác động của thời tiết, biến đổi khí hậu.
  • Hệ thống thoát nước trên trần kém, gây đọng nước khiến sân thượng bị nứt rạn, thấm dột.
  • Không kiểm tra quá trình thực hiện chống thấm. Quy trình thực hiện không đúng và đủ nên không đảm bảo chất lượng chống thấm.

Các cách xử lý chống thấm trần nhà bê tông hiệu quả

Tùy theo mức độ thấm dột của mỗi công trình mà cách xử lý chống thấm trần nhà bê tông cũng sẽ có sự khác nhau. Do đó, bạn cần xem xét và tính toán để sử dụng phương pháp chống thấm hợp lý nhất.

  • Trần nhà bị thấm dột từ mái: nên áp dụng cách trạm bít các vết nứt trên máng xối. Sử dụng hỗn hợp xi măng cát, chất chống thấm để láng trên bề mặt với độ dày khoảng 1cm. Nếu trạm bít không hiệu quả thì bạn có thể dùng tôn mỏng che nước cho các vết nứt; hoặc thay máng xối cạn bằng máng xối sâu hơn; đục lỗ thoát nước cho trần mái.
  • Trần mái thấm dột ở mức độ vừa phải: biểu hiện thường gặp sẽ là xuất hiện vệt ố vàng, loang lổ, có vết chân chim. Do đó có thể dùng sơn chống thấm có đặc tính nhanh khô.
  • Trần mái thấm dột nghiêm trọng: có nước nhỏ thành giọt, ảnh hưởng đến sinh hoạt gia đình bạn. Lúc này cần bỏ lớp trần bị thấm và phủ lên lớp sợi thủy tinh và keo chống thấm.

Các cách xử lý chống thấm trần nhà bê tông

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số loại vật liệu chống thấm hiệu quả sau:

Cách xử lý chống thấm trần mái bê tông bằng nhựa đường

Đây là loại vật liệu không còn xa lạ với nhiều người chúng ta. Nhựa đường là chất lỏng, chất bám rắn có độ nhớt cao. Mặt trong của nó phần lớn là dầu thô và một số trầm tích tự nhiên. Thành phần chủ yếu của nhựa đường là bitum.

Cách xử lý chống thấm trần mái bê tông 1

Nhựa đường có thể dùng để chống thấm cho tường, trần bê tông. Trước khi chống thấm, cần tiến hành vệ sinh bề mặt trần cho thật sạch sẽ, không để lại cát, bụi bẩn, tạp chất. Tiếp đó, lót một lớp primer gốc nhựa đường và chờ cho khô. Bước tiếp là rải nhựa đường lên trên. Nếu trường hợp có dùng tấm dán nhựa đường thì cần dán thẳng hàng, không để lại nếp uốn; các vạt bên liền kề dán chồng lên nhau 10cm, phần cuối dán chồng 15cm. Với những vị trí giao tường thì nên dán lên tường 15cm để tránh gây đọng nước ở đây.

>> Xem thêm: Hướng dẫn chống thấm Ba Vì chuẩn nhất

Cách xử lý chống thấm trần nhà bê tông bằng màng chống thấm tự dính

Đây là biện pháp được khá nhiều người áp dụng hiện nay. Màng chống thấm tự dính có dạng tấm dán, được phủ bên trên một lớp màng HDPE mỏng. Đây là một lớp nhựa có khả năng chịu nhiệt độ cao. Do đó người ta thường dùng HDPE trong các ống dẫn, ống cấp thoát nước để không gây rò rỉ, không bị bị hưởng bởi những yếu tố bên ngoài như muối, axit, kiềm,…. Mặt còn lại của tấm dính sẽ là lớp màng bảo vệ silicon.

Cách dùng màng chống thấm rất đơn giản. Bạn bóc lớp vỏ silicon và dán trực tiếp lên mặt trần. Ưu điểm của loại vật liệu này là dễ sử dụng, an toàn với sức khỏe người dùng, thân thiện với môi trường.

Các cách xử lý chống thấm trần nhà bê tông 2

Cách xử lý chống thấm trần nhà bê tông bằng khò nóng

Phương pháp này còn được gọi là màng chống thấm khò nhiệt. Loại màng này khá dẻo, có thành phần giàu bitum, hợp chất polymers APP chọn lọc; khả năng chịu nhiệt, chống tia tử ngoại, UV tốt, chống thấm cao.

Sử dụng màng chống thấm khò nhiệt đảm abor an toàn với người dùng và thân thiện với môi trường. Với tính ứng dụng cao, bạn có thể dùng để chống thấm trần nhà, khe tường tiếp giáp; chống thấm hồ nước, bể chứa nước.

Tuy nhiên, màng khò chống thấm này sẽ có quy trình thi công khá phức tạp. Bên cạnh đó cần thêm kỹ thuật gia nhiệt, khò nóng chảy tạo kết dính. Tuổi thọ, độ bền của loại vật liệu này cũng chỉ ngăng bằng loại màng tự dính.

Các cách xử lý chống thấm trần nhà bê tông 3

Cách xử lý chống thấm trần nhà bằng keo

Keo chống thấm là loại vật liệu khá phổ biến hiện nay. Trên thị trường có nhiều loại keo khác nhau nên bạn có thể thoải mái lựa chọn. Ưu điểm của loại keo này dễ mua, dễ dùng; giá thành thấp; dễ thi công bằng chổi, bình phun; lớp phủ bền, linh hoạt; kết dính tuyệt hảo và có thể lấp kín các vết nứt. Vật liệu có thiết kế để dùng trên kết cấu cũ, mới; không chứa dung môi; không mùi; không bị dính tay.

Các cách xử lý chống thấm trần nhà bê tông 4

Các bước tiến hành chống thấm trần nhà bê tông chuyên nghiệp

  • B1: chuẩn bị bề mặt

Đây là công đoạn không thể bỏ qua khi chống thấm trần mái. Bạn cần làm sạch bề mặt trần, loại bỏ rêu mốc, bụi bẩn để tránh gây rò rỉ nước khi thực hiện. Xử lý bề mặt tốt sẽ giúp hiệu quả chống thấm cao nhất.

  • B2: chống thấm trần mái

Ở bước này, bạn tạo một lớp vữa mỏng rồi quét lên mặt sàn để lấp kín các vết rạn nứt. Có thể chọn các loại vữa khác nhau và trộn theo tỷ lệ để dùng. Sau khi quét 2 lớp lên bề mặt, lớp đầu tiên khô sẽ tiến hành quét lớp thứ 2; mỗi lớp cách nhau ít nhất 2h để vữa đủ khô và không bị thấm ngược.

Các bước chống thấm 1

  • B3: sử dụng sản phẩm chống thấm

Sau khi đã quét 2 lớp vữa và vữa khô thì dùng sản phẩm chống thấm chuyên dụng lên trên. Nếu phun 2 lớp lên thì mỗi lớp cần cách nhau 3 – 4 phút; cần phun đều, đảm bảo ướt mặt sàn. Tốt nhất nên phun chân tường cao lên từ 15 – 20cm để nâng hiệu quả chống thấm.

Các bước chống thấm 2

  • B4: kiểm tra và bảo dưỡng

Đây là bước cuối cùng trong công đoạn chống thấm. Bạn cần kiểm tra trong điều kiện thời tiết nắng ráo; tránh trời mưa để không ảnh hưởng đến hiệu quả chống thấm.

Các lưu ý khi thực hiện chống thấm trần mái bê tông

  • Biết được nguyên nhân gây thấm dột trần nhà để chọn phương án xử lý tốt nhất.
  • Tùy mức độ thấm dột sẽ chọn phương án xử lý khác nhau.
  • Xử lý bề mặt trước rồi mới tiến hành chống thấm. Đảm bảo bề mặt thật sạch sẽ để nâng hiệu quả chống thấm.
  • Chọn vật liệu chống thấm phù hợp.
  • Chọn đơn vị thi công uy tín.

Hy vọng với những cách xử lý chống thấm trần nhà bê tông phía trên sẽ hữu ích với bạn. Nếu cần tư vấn về chống thấm bạn có thể liên hệ tới hotline 093.858.11650904 581 165.