697 lượt xem

6 Cách chống thấm tường nhà dứt điểm, cam kết hiệu quả 100%

Hiện nay tường bị thấm nước là một vấn đề khá phổ biến và được đông đảo mọi người quan tâm, hiện tượng này xảy ra từ quán ăn, nhà ở cho đến nhà chung cư. Đặc biệt vào mùa mưa ẩm thì khả năng tường bị thấm, rêu mốc càng phổ biến. Vậy giải pháp nào hiệu quả để khắc phục cho tình trạng này? Bài viết dưới dây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách chống thấm tường nhà mới xây, tường nhà cũ triệt để nhất, đảm bảo hiệu quả 100%. Cùng theo dõi nhé!

Chống thấm tường nhà là gì? Nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm tường

Chống thấm tường nhà là biện pháp kỹ thuật dùng chất liệu chuyên dụng để ngăn nước thấm vào cả bên trong và ngoài tường nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn và tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm tường

  • Quy trình thiết kế cũng như thi công của công trình không được chuẩn chỉ ngay từ đầu.
  • Khâu thi công chống thấm ban đầu cho công trình không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng kĩ thuật
  • Vật liệu dùng để chống thấm ban đầu kém chất lượng, công tác nghiệm thu không đạt yêu cầu.
  • Công trình lâu ngày không được duy trì duy tu bảo dưỡng, xuống cấp

>> Xem thêm: Một số phương pháp chống thấm Ba Vì hiệu quả

Hậu quả của việc không chống thấm tường nhà

Chống thấm tường nhà là 1 việc làm rất cần thiết và không thể bỏ qua bởi nếu để tường bị ngấm nước nếu kéo dài sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng không tốt. Cụ thể như dưới đây:

Công trình bị xuống cấp nhanh chóng

Thấm dột là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến chất lượng công trình bị xuống cấp một cách nhanh chóng làm phá vỡ kết cấu dầm, cửa của công trình. Các vết bong tróc, nứt, rêu mốc của bê tông là dấu hiệu cảnh báo công trình nhà bạn đang xuống cấp và ẩn chứa các nguy cơ tiềm ẩn gây nguy hiểm khó lường. Do đó, ngay khi bắt đầu thấy hiện tượng thấm, bạn cần thực hiện các biện pháp khắc phục, tránh để lâu ngày khiến chúng loang ra những chỗ khác.

Làm mất tính thẩm mỹ của toàn bộ công trình

Đây là một trong những hậu quả đầu tiên mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy khi hiện tượng thấm dột xảy ra. Vết rạn nứt bê tông, vết ố vàng thậm chí là rêu mốc sẽ khiến công trình mất đi tính mỹ quan. Chỉ sau một vài trận mưa hoặc khi hệ thống dẫn nước bị rò rỉ, từng mảng thấm sẽ lan dần, màu sơn dần bị phai, bong tróc xảy ra, vẻ đẹp thẩm mỹ của ngôi nhà bạn cũng bị mất đi.

Nguy cơ tiềm ẩn việc cháy nổ

Tình trạng ẩm ướt chân tường, trần nhà không chỉ sinh ra nấm mốc gây hại mà còn mang theo mối nguy hiểm chết người. Những ổ điện hay thiết bị điện âm tường vốn được xem là an toàn, tuy nhiên khi bị ngấm nước lâu ngày sẽ dẫn đến hư hỏng, làm giảm độ bền của các vật dụng điện tử trong nhà: tivi, tủ lạnh, máy giặt…Thậm chí, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến sự cố cháy nổ, chạm mạch, điện giật,….                                              

Môi trường ẩm mốc sẽ gây hại đến sức khỏe

Môi trường ẩm ướt lâu ngày, đặc biệt là những nơi hiếm khí như chân tường, vách tường là điều kiện thuận lợi để nấm mốc sinh sôi. Các vết mốc đen, xanh là nơi chứa hàng trăm loại vi khuẩn mà khi hít phải sẽ dẫn đến các bệnh về hô hấp như: viêm mũi, viêm xoang, nấm da… Những bệnh này đặc biệt nguy hiểm đối với người già và trẻ nhỏ. Vì những hậu quả nghiêm trọng trên mà cần có những phương pháp chống thấm triệt để cho tường nhà bạn.

Dưới đây là các bước cơ bản trong việc chống thấm tường của chúng tôi :

  • Xử lý bề mặt tường cần chống thấm, băm đục những chỗ vữa thừa hoặc những nơi ố mốc và loại bỏ những chỗ vữa yếu để tạo liên kết tối đa cho lớp chống thấm.
  • Đối với những khe nứt lớn trên tường thì cần dùng máy cắt hoặc đục sắt để đục hình chữ V với độ sâu tối thiểu là 1,5cm .
  • Vệ sinh sạch sẽ bề mặt tường với máy hút bụi công nghiệp , máy thổi hoặc các loại chổi cọ sắt, hoặc có thể vệ sinh bằng nước nhưng phải chờ thật khô rồi mới thi công chống thấm tường .
  • Đối với chống thấm tường ngoài trời và chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà chúng tôi khuyến khích khách hàng nên sử dụng phương pháp chống thấm bằng màng khò nóng vì đạt hiệu quả chống thấm cao nhất và trong thời gian lâu dài. Tuy nhiên, nếu không thi công bằng màng chống thấm được vì lý do nào đó, chúng tôi còn rất nhiều sự lựa chọn khác cho khách hàng. Ví dụ : chống thấm bằng sơn, bằng các loại phụ gia chống thấm, chống thấm bơm keo chuyên dụng…
  • Hoàn thiện bề mặt tường đã được thi công chống thấm.
  • Kiểm tra kỹ càng hiệu quả chống thấm của hạng mục trước khi bàn giao lại cho khách hàng.

>> Xem thêm: Tổng hợp các loại sơn chống thấm trong nhà tốt nhất 2022

Tổng hợp các cách chống thấm tường nhà hiệu quả 100%

Cách chống thấm tường nhà mới xây triệt để

Việc chống thấm cho ngôi nhà ngay từ lúc mới xây sẽ mang lại hiệu quả tuyệt đối đồng thời tiết kiệm tối đa về cả thời gian, công sức, tiền bạc cho mỗi gia đình, tránh việc sau này tường bị ngấm nước sẽ phải sửa chữa lại.

Các bước thực hiện:

  • Làm sạch bề mặt: loại bỏ bụi bẩn, đất đá trên tường; đảm bảo tường khô để vật liệu chống thấm tường bám dính tốt nhất.
  • Phun lớp lót chống thấm: lớp này có tác dụng tăng khả năng liên kết giữa vật liệu chống thấm tường và bề mặt tường.
  • Tiến hành thi công chống thấm bằng các loại vật liệu bạn đã chọn. Cụ thể vật liệu chống thấm dạng phun xịt rất cần thiết, các loại sơn có khả năng chống thấm cao, sử dụng xi măng có tính kết dính và bao phủ cao hoặc các phụ gia chống thấm khác để tránh bị bong tróc, dột.

Cách chống thấm tường nhà cũ hiệu quả 100%

chong tham tuong nha cu

Nhiều năm sử dụng sẽ làm nhà bạn bị xuống cấp. Đây là điều tất yếu của mọi công trình. Nhưng không phải vì thế mà đập đi xây lại ngay. Cần cải thiện lại để tiết kiệm chi phí. Việc chống thấm tường nhà cũ sẽ giúp gia cố, chống khả năng phá hoại của nước với kết cấu nhà.

Hiện tượng phổ biến của tường nhà cũ đó là:

+ Bong chóc sơn mặt ngoài.

+ Nở vữa thành mảng lớn hoặc rỗ lấm tấm trên tường.

+ Ẩm thấp, mọc rêu nấm trên tường, trần….

Nếu bị xuống cấp nghiêm trọng có thể ăn vào cả phần khung gạch bên trong. Như hiện tượng muối ăn tường, tạo màu bạc như sương. Về lâu dài gạch sẽ bị mủn và rơi rụng. Điều này khá nguy hiểm. Bạn cần có những biện pháp tốt để thi công nhằm bảo vệ tường từ trong ra ngoài.

Đối với những bức tường bị thấm ở nhà cũ, nhà xuống cấp sẽ cần phải làm tỉ mỉ, trau chuốt hơn nếu không rất dễ bị thấm nước trở lại, Với những công trình bị ăn sâu vào trong tường gạch hoặc bị nở vữa trát bên ngoài. Trước khi làm chống thấm tường nhà, thợ của chúng tôi phải tìm mọi cách khôi phục lại mặt bằng.

Tường nhà bị xâm hại đến tường gạch:

Nếu trong trường hợp này, chắc hẳn bạn là chủ nhà quá chủ quan. Để cho môi trường bên ngoài tác động quá lớn vào kết cấu nhà. Khi vào đến tường gạch, để lâu có nguy cơ xụp đổ nhà. Khi đó, hậu quả đến tính mạng và tài sản là không lường.

Với trường hợp này, chúng tôi cần cạo bỏ hết phần gạch bị hư hỏng. Nếu quá sâu có thể phải bỏ những viên gạch cũ đi thay bằng gạch mới. Nếu nhẹ, cần làm sạch, phun lớp dầu xi măng tinh vào gạch để tạo lại bề ngoài tốt nhất cho tường gạch.

Sau đó đợi khô và làm theo trường hợp tiếp theo.

Trường hợp nứt nở vữa bên ngoài, bong chóc sơn trang trí.

Với trường hợp này, để tạo lại mặt bằng tốt cho việc chống thấm. Chúng tôi cũng phải cạo bỏ hết sơn mặt ngoài. Thường sẽ loại bỏ toàn bộ cả phòng bị thấm dột để trang trí sơn lại sau. Và cạo bỏ cả lớp vữa trát nào liên kết yếu.

Phun lớp tạo liên kết mới cũ như dầu xi măng tinh, water seal… Nếu mảng rộng nên sử dụng cả lưới thủy tinh để tăng khả năng gia cố.

Sau đó dùng vữa chống thấm chuyên dụng để trát lại. Hoặc dùng vữa thường pha dung dịch có khả năng ngăn cản nước. Điều này là bắt buộc vì tường cũ mới ảnh hưởng rất khác với tường mới xây hoàn toàn. Bạn không nên tiết kiệm.

Cách chống thấm tường ngoài

Đây là bước đầu giúp tăng tuổi thọ cho công trình, chống thấm từ bên ngoài sẽ giúp bảo vệ kết cấu ngôi nhà, giảm bớt tác hại lên tường nhà. Chống thấm bên ngoài tốt sẽ ngăn ngừa nước thâm nhập vào bên trong, các thiết bị trong hoặc gần bức tường cũng sẽ an toàn hơn.

Phương pháp chống thấm tường ngoài chỉ có thể áp dụng trong các trường hợp dưới đây:

  • Tường của công trình riêng biệt, không kề sát hoặc chung tường với công trình khác
  • Tường của nhà bạn thi công trước, chưa bị che khuất bởi các công trình thi công sau
  • Tường khu chung cư, nhà cao tầng có thể chống thấm ngoài trời

Chuẩn bị trước thi công:

Làm sạch bề mặt tường, tạo độ nhám tốt

Làm phẳng bề mặt thi công bằng việc vá lại những vết nứt, những chỗ bị rỗ nếu có. Đối với những vết nứt to cần phải trám lại bằng vữa sử dụng phụ gia chống thấm

Tạo độ ẩm bề mặt trước khi thi công, đảm bảo theo tiêu chuẩn là dưới 16%

Quy trình thi công:

Có thể quét phủ chất chống thấm tường hoặc sơn chống thấm phù hợp lên mặt bê tông ở phía ngoài để ngăn nước thấm vào bên trong. Chú ý đọc kỹ quy trình được ghi trên sản phẩm để đảm bảo hiệu quả cao nhất

Xử lý chống thấm tường nhà bên trong

Sau khi công trình được sử dụng 1 thời gian dài, tường bên trong sẽ bị rạn nứt, xuống cấp hoặc do nhiều lý do khác dẫn đến bị thấm nước. Lúc này bạn sẽ phải thực hiện việc chống thấm sử dụng các vật liệu chuyên dụng như bột trét tường, sơn lót,… và các dụng cụ chuyên dùng như chổi quét sơn để xử lý.

  • Bước 1: Dùng bột trét tường phủ kín bề mặt của nơi cần chống thấm.
  • Bước 2: Làm phẳng và láng bề mặt tường, dùng dụng cụ chuyên dùng phủ lớp sơn lót rồi mới đến lớp sơn chống thấm tường sau đó đợi sơn khô lại.

Chống thấm khe tiếp giáp tường nhà liền kề

Tại các thành phố lớn hay các đô thị thì hầu hết các ngôi nhà được xây dựng liền kề nhau, gần như không còn khe hở. Do vậy, khi gặp một số tác động từ thời tiết hay môi trường sẽ khiến các bức tường bị thấm và rạn nứt.

Có thể kể đến một số nguyên nhân khiến tường nhà liền kề thường xuyên bị thấm như:

  • Vị trí diện tích hẹp, khó thi công chống thấm. Hoặc thi công chống thấm không đạt hiệu quả do hạn chế không gian.
  • Không gian tù, bí bách, dễ tích tụ nước mưa nên hay gây thấm dột.
  • Trường hợp nhà bạn thi công sau nhà hàng xóm, sẽ không có không gian để tiến hành chống thấm từ ngoài vào.
  • Nền móng không chắc chắn, bị sụt lún khiến tường nứt nẻ và thấm dột.
  • Thấm dột từ tường nhà hàng xóm sang khi xây sát vách. Đặc biệt khu vực tường đó có hệ thống đường ống dẫn thoát nước.

Do đó, để chống thấm tường nhà liền kề, bạn có thể sử dụng một số phương pháp sau:

Xử lý khe hở bằng máng xả nước: Tại vị trí tiếp giáp giữa 2 khe tường, đặt 1 miếng tôn ghim cố định dọc theo khe tường. Nước sẽ bị ngăn lại bởi máng tôn này, qua đó ngăn chặn nước ngấm vào giữa 2 khe tường.

Chống thấm tường nhà liền kề khi bắt đầu xây dựng

Đây được xem là giải pháp an toàn, hiệu quả nhất. Trong quá trình thi công, ở vị trí tiếp giáp liền kề, bạn sử dụng gạch đặc, vữa xây trộn bê tông gốc chống thấm, trát mác cao. Bề dày tường tiếp giáp yêu cầu tối thiểu 220mm mới đảm bảo ngăn được thấm dột tường từ ngoài vào.

Trong trường hợp nhà bạn thi công trước, bạn hoàn toàn có thể trát lớp tường bảo vệ phía bên ngoài qua đó khả năng chống thấm của tường nhà bạn sẽ cao hơn. Sau khi xây dựng và trát lớp tường ngoài, bạn có thể sử dụng nhiều loại vật liệu chống thấm khác nhau để thi công cho lớp tường bên ngoài.

Chống thấm ngược cho tường nhà liền kề

Khi không thể tiến hành chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà từ khi xây mới, thì phương pháp chống thấm ngược sẽ được cân nhắc nhiều nhất.

Đối với nhà mới xây, khi xây gạch xong không trát tường mà tiến hành thực hiện chống thấm ngược.  

Các bước tiến hành như sau:

  • Bước 1: Sử dụng phụ gia chống thấm để làm chất kết nối.
  • Bước 2: Sử dụng dung dịch chống thấm dạng tinh thể Water Seal DPC phun 2 lớp để chống thấm, mỗi lớp cách nhau 4-5 tiếng.
  • Bước 3: Đợi 2-3 ngày để chất chống thấm Water Seal DPC khô hoàn toàn bên trong tường, tiến hành té nước kiểm tra sự chống thấm ngược. Nếu nước không bị thấm thì đạt chuẩn, các vị trí vẫn bị thấm thì tiến hành quét lại.  
  • Bước 4: Trát vữa hoàn thiện và tiến hành quy trình sơn nhà như bình thường.

Cách chống thấm tường nhà bị nứt

Tường nhà bị rạn, nứt là một trong những tình trạng phổ biến hiện nay. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết nứt mà chúng ta sẽ có các cách chống thấm khác nhau.

Nếu tường nhà mới, vết rạn, nứt bé, bạn có thể chỉ cần dùng keo chống thấm tường nhà chuyên dụng để tram vết nứt.  

Tuy nhiên, đối với những nhà cũ, vết rạn, nứt lớn, bạn cần phải lưu ý vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn và tường trước khi thi công, ta làm theo các bước:

  • Tiến hành đục rộng và sâu 3-4cm xung quanh vị trí vết nứt trên tường
  • Xịt phụt rửa sạch sẽ
  • Dùng vật liệu chuyên dụng trét kín vết nứt
  • Phủ màng chống thấm co giãn lên bề mặt

Lưu ý: Đối với các hạng mục trong nhà, có thể phủ lớp vữa bảo vệ (nhão) dày khoảng từ 03mm đến 10mm tùy theo yêu cầu. Sau khoảng thời gian 12 giờ cần bảo dưỡng bằng nước để đảm bảo hiệu quả tối ưu.

Cách chống thấm tường khi bị rêu mốc

Trong thực tế, tường nhà bị rêu mốc là do không khí ẩm ướt ngưng đọng trên bề mặt tường lâu ngày. Từ đó tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho rêu mốc sinh sôi phát triển. Theo thời gian, các mảng rêu lớn dần lên mang đến nhiều mối nguy cho công trình ví như:

– Xấu xí không gian, ảnh hưởng nặng nề đến thẩm mỹ ngôi nhà

– Mùi rêu mốc bí bách, ngột ngạt và khó chịu

– Sự xuất hiện của các mầm bệnh nguy hiểm như lang ben, nấm ngoài da, vi khuẩn đường tiêu hóa,…

– Các hệ lụy kéo theo đằng sau vô cùng nguy hiểm như ăn mòn, xuống cấp công trình

Phương án 1:

Loại bỏ hoàn toàn những rêu mốc và lớp bề mặt đã bị rêu mốc làm ảnh hưởng đến tính liên kết.

  • Chú ý đến những vết nứt nếu có. Xử lý những vết nứt lớn bằng cách đục sâu xuống khoảng 2 cm, hình chữ V để chét vật liệu chống thấm có khả năng co ngót và khe nứt.
  • Vệ sinh sạch sẽ bề mặt để tạo độ dính tối đa cho lớp vật liệu chống thấm, một số loại vật liệu yêu cầu bề mặt thi công cần có độ ẩm thích hợp.
  • Áp dụng vật liệu chống thấm nhà vệ sinh, thông thường là: Các loại sơn chống thấm, sơn chống rêu mốc, phụ gia chống thấm,…

Phương án khắc phục khác:

– Xác định phạm vi đang bị thấm dột và rêu mốc bám quanh đó

– Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu chống thấm dột thích hợp với chất liệu thi công công trình

– Tưới ẩm tường nhà, trần nhà

– Dùng máy đục khoan bóc hết lớp vỏ bên ngoài đang bị thấm dột rêu mốc

– Vệ sinh sạch sẽ bề mặt lõi bê tông bên trong

– Quét lớp phụ gia chống thấm lên trên bê tông

– Quét tiếp 3 – 4 lớp chất chống thấm chuyên dụng đã lựa chọn như sika, nhựa đường hoặc dán màng khò bitum

– Xử lý bề mặt, hoàn thiện và bàn giao công trình

Công việc xử lý rêu mốc trên các khu vực ẩm thấp cần được thi công bằng những phương pháp chuyên nghiệp, giải quyết triệt để, có như vậy mới bảo đảm tuổi thọ cho công trình, duy trì mỹ quan và tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Chống thấm tường cho quán cổ xưa

Đầu tiên bạn vẫn cần vệ sinh qua những mảng vữa yếu. Bởi bạn có để đấy thì nó cũng bung ra do không ăn được vào với tường nhà.

Chuẩn bị một số công cụ thi công chống thấm tường nhà như:

  • Dung dịch gốc silicate của hãng nào bạn muốn.
  • Nước và thùng chứa.
  • Vật dụng phù hợp để thi công như: Máy khuấy dung dịch, máy phun hoặc rulo, chổi sơn…

Bạn đọc tỷ lệ pha trộn giữa dung dịch và nước của từng hãng. Và làm theo hướng dẫn. Quấy đều và cho hỗn hợp vào máy phun hoặc bình phun tay. Nếu không có hai loại trên có thể sử dụng chổi quét hoặc rulo lăn.

Tính lượng dung tích trên từng m2 để phun cho đều dung dịch gốc silicate này lên bề mặt lớp đầu tiên. Lúc này, các phân tử gốc silicate sẽ két hợp với canxi có sẵn trong tường nhà và gạch. Tạo ra liên kết và đông cứng. Bổ sung vào những khe phân tử trên tường.

Sau khoảng 1 giờ đồng hồ. Chúng ta phun chống thấm tường nhà lần thứ hai. Làm tương tự như lần một. Nhưng tạo ra mật độ chỉ bằng 2/3 lớp ban đầu.

Với cách làm này. Bạn đã yên tâm về sự xâm hại của nước vào công trình của bạn. Hơn thế nữa, nó còn tạo ra liên kết bền vững hơn cho các vật liệu cát – xi trên tường. Nhất là tại những nơi bạn cố tình đục phá để tạo ra nét hoang tàn.

Tại những điểm như vậy, nguy cơ rơi bụi bẩn là cát và xi rất cao. Nay bạn không phải lo lắng việc đó nữa. Vì bạn chính vừa đã bơm thêm lớp keo hàn liên kết mới cho tường rồi.

Việc thi công chống thấm tường nhà này không tạo ra lớp bề mặt bên ngoài. Do vậy, giữ nguyên được nét hoài cổ riêng mà ngay từ đầu bạn muốn tạo ra. Chẳng phải những năm 30 – 45 lại có vật liệu chống thấm cho nhà tranh vách đất? Thật phi lý phải không ạ?

Một số biện pháp chống thấm tường tốt nhất

Có rất nhiều cách chống thấm tường nhà xuống cấp tốt. Cần khảo sát thực tế tại công trình mới đưa ra phương án hiệu quả được. Bởi phải xem xét nước ngấm vào nhà từ trong hay từ bên ngoài. Để có phương án chống thấm thuận hay ngược. Và còn tùy thuộc vào chọn nguyên liệu chống thấm nữa. Việc này bạn nên tham khảo từ các chuyên viên giàu kinh nghiệm.

Có một số biện pháp bạn có thể tham khảo sau:

+ Phun dung dịch chống thấm bề mặt rồi sơn trang trí lại.

+ Khoan lỗ vào sâu trong tường, bơm dung dịch chống thấm chuyên dụng vào trong. Để ngăn nước từ bên ngoài ngấm vào.

+ Trát lại toàn bộ tường bằng vữa chống thấm, kết hợp lưới thủy tinh rồi trang trí lại bên ngoài.

+ Sử dụng màng chống thấm chuyên dụng…

Còn nhiều cách khác nữa. Nhưng trên đây là những cách phổ biến nhất hay dùng. Với chi phí chấp nhận được và hiệu quả rất cao. Bạn nên tùy thuộc vào điều kiện thực tế nhà mình để lựa chọn cho phù hợp nhất. Với những cách trên đều đảm bảo sẽ gia cố lại độ bền cho tường nhà. Và tăng khả năng chống thấm dột hiệu quả.

Tổng hợp 4 vật liệu xử lý tường bị thấm nước được ưa dùng nhất

Sơn chống thấm tường nhà

Đây là loại vật liệu phổ biến nhất, lí do là vì sơn vừa đảm bảo được chức năng chống thấm tường hiệu quả vừa có giá thành hợp lí, giá sơn chống thấm rất đa dạng, có nhiều mức khác nhau đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, sơn tường còn giúp tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, một điều mà gia đình nào cũng muốn.

Một số hãng sơn tốt trên thị trường hiện nay như: Kova, Jotun, Dulux, Mycolor,….

Sika chống thấm

Sika chống thấm có nguồn gốc từ Thụy Sỹ, được sản xuất bởi tập đoàn Sika AG. Sản phẩm được sử dụng cho nhiều hạng mục công trình khác nhau như tầng hầm, sân thượng, nhà vệ sinh, trần nhà, bể nước,…

Một số ưu điểm vượt trội có thể kể đến như:

  • Khả năng bám dính, độ đàn hồi cao
  • Thời gian sử dụng lâu
  • Phù hợp với nhiều bề mặt khác nhau
  • Không chứa chất độc hại, đảm bảo sức khỏe

Các loại Sika phổ biến nhất hiện nay:

  • Sika Latex/ Sika Latex TH
  • Loại Sika Rain Tite
  • Sika Lite

Keo chống thấm

Tuy không được sử dụng nhiều như 2 vật liệu kể trên nhưng keo chống thấm vẫn đóng vai trò lớn trong công việc chống thấm nhờ những đặc tính nổi trội như đàn hồi & kết dính cao, có thể giãn nở, co ngót theo môi trường và thời tiết, an toàn trong quá trình thi công và sử dụng.

Phụ gia chống thấm

Là loại vật liệu giúp ngăn ngừa thấm dột hàng đầu hiện nay. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giúp tăng độ chắc đặc và giảm tình trạng rạn nứt ở bê tông, hồ vữa. Tuy vậy, phụ gia chống thấm lại không thể chống thấm toàn diện hay chuyên sâu. Bởi loại vật liệu chống thấm tường này khi ứng dụng phải cần phủ thêm 1 lớp chống dột chuyên dụng thì mới phát huy tác dụng triệt để.

Trên đây là một số cách chống thấm tường nhà hiệu quả, được nhiều người áp dụng nhất hiện nay. Bạn có thể tham khảo một trong các phương pháp trên và chọn ra phương pháp phù hợp nhất để xử lý tường bị thấm nước cho gia đình. Chúc các bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *