430 lượt xem

Các phương pháp chống thấm sân thượng mới nhất 2022

Trong tất cả các hạng mục của một công trình, có thể nói trần nhà và sân thượng là nơi chịu tác động khắc nghiệt nhất của thời tiết. Chính vì vậy, thi công chống thấm sân thượng là điều cần, và nên làm.

Vì sao cần phải thi công chống thấm cho sân thượng?

Sân thượng là nơi trực tiếp chịu sự tác động từ thời tiết như mưa, nắng, gió, bão… nên thấm dột là khó tránh khỏi. Vì vậy việc thi công chống thấm sân thượng ngay từ lúc mới xây là việc làm thực sự rất cần thiết nếu muốn công trình có tuổi thọ cao.

  • Khi xây dựng và hoàn thiện xong ngôi nhà, nếu chống thấm ngay thì cơ hội nhà bạn bị thấm dột sẽ ít hơn. Vì thế sẽ hạn chế tối đa ảnh hưởng của thời tiết đến ngôi nhà của bạn. 
  • Việc thi công chống thấm ngay từ đầu sẽ giúp gia chủ chủ động được thời gian, nhân lực, chi phí. 

Những hệ lụy nếu sân thượng không được chống thấm

  • Sân thượng ngấm nước, ứ đọng dẫn đến bề mặt trần nhà bên dưới dưới bị nứt nẻ chân chim, loang lổ, bong tróc gây nguy hiểm đến cuộc sống của các thành viên trong gia đình.
  • Thẩm mỹ của ngôi nhà bị ảnh hưởng nghiêm trọng do những mảng ố vàng, nứt nẻ, loang lổ, nấm mốc xanh đỏ.
  • Không khí không còn được trong lành, mùi nấm mốc, bí bách, ẩm mốc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhất là đường hô hấp.
  • Cấu trúc công trình bị ảnh hưởng gián tiếp dẫn đến xuống cấp nhanh chóng, ngôi nhà mới xây sẽ nhanh chóng trở nên cũ kĩ khiến chi phí sửa chữa bị đội lên gấp 2 đến 3 lần so với thông thường. 
  • Ngoài ra khi sân thượng bị thấm dột còn ảnh hưởng trực tiếp đến đường dây điện ẩn sâu bên trong tường, gây chập mạch dẫn đến cháy nổ, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Hệ lụy khi sân thượng không được chống thấm
Hệ lụy khi sân thượng không được chống thấm

Dấu hiệu nhận biết sân thượng cần phải chống thấm

  • Bề mặt của sân thượng bắt đầu xuất hiện các vết nứt, vết chân chim và các vết nứt này có thể mở rộng theo thời gian.
  • Mặt bê tông có dấu hiệu bị sủi bọt khi có trời mưa.
  • Trần dưới của sân thượng xuất hiện tình trạng thấm dột, nước từ trên chảy xuống trần khi có trời mưa.
  • Sân thượng xuất hiện rong rêu gây mất thẩm mỹ.
  • Sàn sân thượng bị nghiêng, lún gạch bị bung lên hoặc vỡ.

Nguyên nhân nào dẫn đến việc sân thượng bị ngấm, dột?

Chống thấm sân thượng

  • Sân thượng mới thi công, nhưng quá trình xây dựng không đảm bảo kỹ thuật. Nên nhanh chóng bị xuống cấp, nước thấm qua dễ dàng.
  • Sử dụng vật liệu chống thấm sàn bê tông không đạt chất lượng. Dẫn đến tính đàn hồi kém, nhanh co ngót, dễ rạn nứt, và không ngăn nước được tối ưu nhất.
  • Quá trình thi công chống thấm sàn mái bê tông sân thượng nhà không đảm bảo kỹ thuật, keo dán quá mỏng.
  • Nhà thi công đã lâu, bị xuống cấp, sân thượng bị nứt, vỡ,.. Dẫn đến hiện tượng bị dột.
  • Khi thiết kế sân thượng, không có máng hứng thoát nước. Khiến nước mưa đọng lâu và ngấm xuống.

Bảng báo giá chống thấm sân thượng

 ✅ Chống thấm sân thượng bằng sika 120.000 – 150.000 VNĐ/m2
 ✅ Chống thấm sân thượng bằng sơn epoxy 310.000 – 350.000 VNĐ/m2
 ✅ Chống thấm sân thượng bằng nhựa đường 330.000 – 350.000 VNĐ/m2
 ✅ Chống thấm sân thượng bằng tấm trải Bitrum membrane 260.000 – 290.000 VNĐ/m2
 ✅ Lát gạch chống thấm sân thượng 410.000 – 500.000 VNĐ/m2
 ✅ Chống thấm sân thượng bằng bạt chống thấm 260.000 – 290.000 VNĐ/m2
 ✅ Chống thấm sân thượng bằng cách sử dụng maxbound 170.000 – 180.000 VNĐ/m2
 ✅ Chống thấm sân thượng sử dụng keo INTOC 155.000 – 195.000 VNĐ/m2

Bảng giá này mang tính chất tham khảo, bởi mức giá còn giao động vào mức độ cần chống thấm hiện tại. Hoặc mức giá có thể chênh lệch vào tùy từng thời điểm thi công.

>> Xem thêm: Có nên chống thấm sân thượng bằng nhựa đường hay không

Các phương pháp chống thấm sân thượng hiệu quả nhất hiện nay

Sử dụng hóa chất, sika để chống thấm sân thượng

Chống thấm sân thượng

Chuẩn bị bề mặt

Yêu cầu bề mặt sân thượng phải thật sạch, loại bỏ hết các bụi bẩn, vữa thừa, tạp chất trên bề mặt,…

Việc bề mặt sân thượng được sạch, sẽ giúp các bước chống thấm đạt hiệu quả cao nhất.

Xử lý sân thượng bằng vữa chống thấm 2 thành phần Sika Topseal 107.

Hãy tạo một lớp vữa mỏng quét lên bề mặt sàn bê tông để lấp kín những vết rạn nứt của sân thượng. Đối với các vết nứt lớn, cần đục thành hình chữ V, sau đó sử dụng vữa rót tự chảy Sika Grout để lấp đầy.

Sử dụng vữa chống thấm 2 thành phần Sika Topseal 107 để thi công, tiến hành quét 2 lớp, mỗi lớp cách nhau 2 giờ.

Chống thấm sân thượng

Xử lý chất chống thấm sân thượng bằng hóa chất chống thấm Water Seal DPC.

Sau khoảng 3-4 giờ, lớp vữa chống thấm khô. Lúc này cần phun dung dịch chống thấm thẩm thấu Water Seal lên toàn bộ sàn bê tông và chân tường gạch của sân thượng.

Nên phun 2 lớp, mỗi lớp cách nhau 4-5 phút, phun phải đều và đảm bảo ướt mặt sàn. Phun chân tường cao lên khoảng 15-20cm.

Sau khi xử lý chất chống thấm Water Seal DPC để khô bề mặt thì tiến hành ngâm nước bảo dưỡng trong 24 giờ là có thể tiến hành nghiệm thu.

>> Đọc thêm: Hướng dẫn chi tiết chống thấm Nam Định

Chống thấm sân thượng bằng sơn Epoxy

  • Sơn Epoxy là dòng sơn chuyên dùng trong thi công các công trình sơn chống thấm sân thượng. Loại sơn này được cấu tạo từ từ vật liệu Epoxy gốc nhựa composite.
  • Vật liệu sơn Epoxy dùng trong chống thấm sân thượng với khả năng bám dính cực tốt. Kháng nước hiệu quả cao được đánh giá là nhỉnh hơn các sản phẩm sơn khác trên thị trường hiện nay.
  • Về mặt cấu trúc phân tử, Sơn Epoxy bên trong có 2 vòng benzen được liên kết khá chắc chắn. Nhờ vậy mà loại vật liệu này có có những đặc tính bền vững, kháng nước, chống thấm , chống nóng rất hiệu quả.
  • Do có những đặc điểm kể trên mà sản phẩm sơn Epoxy được đa số các nhà thầu thi công các công trình sơn chống thấm sân thượng sử dụng đại trà. Loại sơn này có thể sử dụng trên các loại bề mặt sàn như: sàn bê tông, sàn thép, hầm và các loại bề mặt xây dựng khác.

Chống thấm sân thượng

Các bước thực hiện sơn chống thấm sân thượng bằng Epoxy

  • Trước khi thi công chống thấm sàn mái sân thượng bằng sơn Epoxy, thì vẫn cần làm sạch khu vực chống thấm.
  • Bả 2 lớp chống thấm (keo Epoxy kết hợp với hợp chất chống thấm Epoxy) mỗi lớp cách nhau khoảng 6h.
  • Sơn lót – sau 24h lớp bả khô, tiến hành quét sơn lót. Sơn lót thường dùng loại sơn không dung môi, hoặc có dung môi. Và lựa chọn loại không màu.
  • Sơn phủ 2 lớp, vậy là việc chống thấm bằng sơn Epoxy đã xong rồi.

Chống thấm sân thượng bằng nhựa đường

Sử dụng nhựa đường chống thấm sân thượng
Sử dụng nhựa đường chống thấm sân thượng
  • Vệ sinh bề mặt chống thấm sạch sẽ, có thể sử dụng những dụng cụ chuyên dụng (búi sắt, búa băm, búa đục, mũi đục nhọn,..) để đục sạch các lớp vữa hồ xi măng, bê tông yếu và dư thừa.. Nhằm đảm bảo bề mặt bê tông phải khô, sạch, bằng phẳng…
  • Đun sôi nhựa đường, pha thêm một ít dầu DO để hiệu quả hơn. Quét một lớp lót Asphalt Primer (ASTM 41) để quét lên mặt sàn đã được vệ sinh sạch sẽ.
  • Sau đó quét lớp nhựa đường lên bề mặt.

Nên thi công vào buổi trưa nắng gắt, thì hiệu quả sẽ cao hơn. Và cần chuẩn bị bạt để phủ lên toàn bộ bề mặt sàn, tránh mưa đột ngột trong khi chưa thể quét lớp dầu hắc.

Chống thấm bằng tấm trải Bitum membrane

Thi công Bitum membrane chống thấm sân thượng
Thi công Bitum membrane chống thấm sân thượng
  • Quét 1 lớp lót Asphalt Primer lên bề mặt sàn vệ sinh sạch sẽ.
  • Dán tấm Bitum Membrane lên lớp lót bằng đèn khò khí ga. Đèn khò sẽ giúp nung chảy nhựa đường phía dưới tấm Bitum Membrane, rồi sau đó dán lên lớp lót để tạo sự bám dính. Dùng bay miết mạnh phía trên, tạo độ nhẵn bề mặt, và loại bỏ các lớp khí bên dưới.
  • Khi đã thi công kín hết bề mặt, kiểm tra khả năng chống thấm sân thượng bằng cách ngâm nước.
  • Thi công 1 lớp vữa xi măng M75 dày 2-3cm, bảo vệ tấm trải chống thấm. Và tạo độ dốc nước về ống thu nước.
  • Tiến hành thi công lớp gạch chống nóng.

Lát gạch chống thấm sân thượng

Chống thấm sân thượng

Lựa chọn cách lát gạch cũng là một phương pháp hiệu quả, và lại còn sáng tạo nữa đấy.

Chọn gạch lát sân thượng có chất lượng tốt

Điều này là đương nhiên rồi, bởi sân thượng thường xuyên phải chống chịu với điều kiện trực tiếp. Nên gạch có thể bị phai màu, bong tróc và giảm tuổi thọ. Đây chính là lý do vì sao cần chọn thương hiệu uy tín, cũng như chất lượng tốt.

Chống thấm sân thượng
Bạn có thể lựa chọn gạch tráng men hay gạch bông – khả năng chống thấm nước cao, và lại còn ít bám bụi bẩn. *Nên ít phải dọn dẹp, hehe*

Lựa chọn gạch lát sân thượng có bề mặt chống trơn

Bên cạnh việc đảm bảo được tính thẩm mỹ, thì bạn cũng nên lựa chọn những loại gạch có bề mặt men khô hoặc nhám, sần. Để giúp chống trơn, bởi tiếp xúc với điều kiện ẩm ướt thường xuyên.

Chống thấm sân thượng bằng bạt chống thấm

  • Nấu sôi nhựa đương (Dầu Hắc) rồi quét lên bề mặt cần thi công. Sau khi quét, để một thời gian chờ cho nhựa đường khô ráo.
  • Phơi nắng phủ bạt, duy trì tưới nước trên bạt hai lần một ngày. Thực hiện công đoạn này trong hai ngày.
  • Tại vị ví khoét lỗ ống thoát nước, phủ bạt chống thấm HDPE. Sau đó, phủ lớp vữa lót gạch lên trên bạt.
  • Khoan các lỗ thông hơi trên trần. Việc khoan lỗ thông hơi trên trần nhằm đảm bảo hơi nước từ trần nhà bốc lên sẽ đọng lại ở các lỗ khoan, ngăn chặn tình trạng bị thấm ngược từ bên trong.

Bạt chống thấm sân thượng

Chống thấm sân thượng bằng các sử dụng Maxbond

  • Đục bỏ lớp vữa và tiến hành vệ sinh bề mặt sân thượng. Bề mặt cần thi công cần được đảm bảo sạch và khô ráo.
  • Trám các vết nứt (nếu có) bằng vữa chống thấm hoặc keo đàn hồi.
  • Quét lăn đều chống thấm bằng chổi cọ cứng lần 1 lần 2 hoàn thiện.
  • Đợi chống thấm khô thì tiến hành cán hồ tạo dốc và lát gạch làm ron hoàn thiện.
  • Yêu cầu công trình phải sử dụng các loại gạch có khả năng chống thấm cao như gạch đá, gạch tráng men chống trơn…
Chống thấm sân thượng bằng max bound
Chống thấm sân thượng bằng max bound

Sử dụng keo INTOC để chống thấm sân thượng

  • Dùng Keo Kháng Nước Intoc (trộn với cát khô tỷ lệ 1:1) trét vào nơi tiếp giáp giữa ống nước và sàn bêtông, các vết nứt lớn (nếu có) đã được đục chữ V lúc khô ráo và sạch (kể cả các ống cấp thoát nước trên vách tường).
  • Tạo ẩm nhiều lần bằng cách dùng nước để bảo đảm bề mặt bê tông trước khi thi công có độ ẩm tốt. (tạo ẩm ít nhất 3 lần, cách nhau 15 phút).
  • Tô một lớp mỏng hồ dầu chống thấm INTOC lên bề mặt bê tông rồi dùng cọ quét lấp đầy các khe cắt nghiêng. Ngay sau đó tô phủ lớp hồ dầu chống thấm INTOC hơi đặc dày khoảng 4mm lên trên bề mặt bê tông..
  • Ngay khi lớp hồ dầu chống thấm INTOC vừa ráo mặt phủ tiến hành nhẹ nhàng lớp vữa bảo vệ hơi nhão dày khoảng 10mm lên trên.
  • Khi lớp vữa bảo vệ vừa ráo mặt, nên nhẹ nhàng tạo nhám bề mặt vữa để tạo kết nối tốt cho các bước tiếp theo.
  • Thi công theo dạng cuốn chiếu để tránh trường hợp giẫm đạp lên bề mặt còn ướt.
  • Phải chống thấm chân vách tường cao ít nhất 20cm trước khi chống thấm sàn. (Nếu là tường gạch thì phải tô lớp vữa mỏng lên chân tường gạch rồi mới tô lớp hồ dầu chống thấm INTOC và vữa bảo vệ. Không tô hồ dầu chống thấm trực tiếp lên gạch).
Chống thấm sân thượng bằng intoc
Chống thấm sân thượng bằng intoc

Trên đây là các phương pháp chống thấm sân thượng tốt nhất và báo giá dịch vụ. Chúng tôi hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về dịch vụ chống thấm sân thượng, giúp khách hàng có thể đưa ra lựa chọn phương pháp chống thấm phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình. Hãy gọi ngay đến số Hotline: 093 858 1165 để được tư vấn và báo giá mới nhất nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *