294 lượt xem

Cấp chống thấm của bê tông và những điều bạn chưa biết

Trong ngành công nghiệp xây dựng , bê tông đã dần trở thành một trong những vật liệu quan trọng, quyết định độ vững chắc cho công trình. Với điều kiện khí hậu tại Việt Nam, những bức tường rất dễ bị nứt, ẩm, mốc tường; gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được xử lý chông thấm đúng cách. Với mỗi tình trạng và điều kiện khác nhau, cần tuân thủ những cấp chống thấm của bê tông khác nhau giúp công trình đạt hiệu quả chống thấm tốt nhất.

Cấp chống thấm của bê tông là gì?

Cấp chống thấm của bê tông được xác định là khả năng ngăn nước; chống thấm ẩm qua lớp từng lớp bê tông được tạo ra. Khi vật liệu đã ở trong thái thống nhất, đông thủy lực, khả năng chống thấm của chúng sẽ được xác định là khả năng theo khả năng chuẩn của bê tông. Trên thực tế, cấp chống thấm này sẽ được thay đổi linh hoạt tùy theo độ dày, độ sâu khi ngâm nước cũng như mác bê tông.

cap chong tham be tong

Cấp chống thấm phụ thuộc chủ yếu vào mác của bê tông và những phụ gia chống thấm sử dụng. Khả năng chống thấm chủ yếu dựa vào mức độ, số lượng phụ gia chống thấm trộn chung với bê tông. Tùy vào các yếu tố như mức độ, vị trí công trình với những nơi dễ sụt lún; gần sông suối; nơi cần chống thấm nhiều mà người ta sẽ tùy chình lượng phụ gia trộn chung. Những loại phụ gia chống thấm phổ biến thường được dùng trong trộn bê tông phải kể đến: các dung dịch gối silat; băng cản nước  – chống co dãn bê tông, …

Phân loại mác bê tông và các cấp độ chống thấm thường dùng

Hiện nay, trên thị trường, các loại mác bê tông được sử dụng vô cùng đa dạng, khó có thể liệt kê hết được. Một số loại mác bê tông phổ biến được ưa chuộng nhất hiện nay phải kể đến những mác như: M100; M150; M200; M250; M300; M350; M400. Những mác bê tông này được sử dụng rộng rãi trong việc thi công nhà ở; các công trình nhà ở cao tầng; công trình công cộng, …

thi cong chong tham be tong

Trong xây dựng, để xác định được cấp chống thấm của bê tông, người ta thường dựa theo tiêu chuẩn GOST của Nga. Tiêu chuẩn chia cấp chống thấm theo nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc vào vị trí xây dung, vật liệu sử dụng cũng như khả năng thấm nước. Một vài cấp chống thấm thường gặp có thể kể đến như

B6: cấp dành cho phần diện tích ngoài không có mái che như sân thượng, sân trước nhà, phần mái hiện dễ hắt nước.

B10, B12: các công trình nằm sâu dưới, công trình cống thủy lợi

Bê tông trộn theo tỉ lệ với những phụ gia chống thấm như các loại băng cản nước, dung dịch lỏng bitum, … sẽ giúp tăng hiệu quả chống thấm nước, hạn chế tình trạng ẩm mốc, thấm dột trong tường bê tông.

Các cấp chống thấm của bê tông hiện nay

Hiện nay, khi tiến hành xây dựng, người ta sẽ dựa loại loại vê tông và vị trí để xác định cấp chông thấm. Trên thị trường hiện nay, bê tông thường được chia thành 8 loại chính với những yêu cầu khi xây dựng khác nhau.

cap chong tham tieu chuan

Bê tông thông thường

Những loại bê tông thường có mác từ 10Mpa – 50Mpa, phải được thi công trong mức nhiệt thấp nhất khoảng 28 độ C. Cấp chống thấm áp dụng là B2 và B12.

Bê tông Sufat

Áp dụng với những mác bê tông từ 30 Mpa – 50 Mpa. Với độ sụt tương đương với những loại bê tông thông thường, cấp chống thấm được áp dụng với bê tông Sufat là B8 và B12.

Bê tông chảy

Loại bê tông có thể chảy dưới  và làm đầy phần cốp pha, tự lèn chặt cốp pha không cần đóng chèn. Mac những loại bê tông chảy thuộc mác bê tông từ 40 Mpa – 70 Mpa. Bê tông chảy được sử dụng phải đảm bảo nhiệt độ tôi đa 28 độ C và áp dụng cấp chống thấm B10 – B12.

cap chong tham cua be tong

Bê tông lạnh – ít tỏa nhiệt

Mác bê tông sử dụng: Từ 30 Mpa – 70 Mpa

Cấp chống thấm của bê tông: B10, B12

Bê tông cường độ cao

Mác bê tông: 50 Mpa – 70 Mpa

Cấp chống thấm: B10, B12

Bê tông ninh kết sớm

Mác bê tông: 30 Mpa – 50 Mpa

Cấp chống thấm: B8, B12

Bê tông ninh kết lâu

Mác bê tông: 30 Mpa – 50 Mpa

Cấp chống thấm: B8, B12

Bê tông bù co ngót

Mác bê tông: 30 Mpa – 50 Mpa

Cấp chống thấm: B10, B12

Với những thông tin hữu ích trên, hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về cấp chống thấm của bê tông và một vài số liệu cần lưu ý khi lựa chọn chống thấm. Chúc bạn áp dụng hiệu quả và đạt được kết quả thi công tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *