Tiêu chuẩn chống thấm trong xây dựng là các thông số giúp kỹ sư, công nhân có được cái nhìn bao quát và chuẩn nhất về việc chống thấm. Các loại vật liệu có những tiêu chuẩn chống thấm khác nhau. Vậy những tiêu chuẩn ấy là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau.
Phân loại các vật liệu chống thấm hiện nay
Vật liệu chống thấm có nhiều dạng với những tính năng khác nhau. Tuy nhiên, các loại vật liệu này chủ yếu được chia thành 3 loại sau:
Theo nguồn gốc
Gồm có 3 loại vật liệu cơ bản là:
- Loại có nguồn gốc vô cơ: Gồm vật liệu có gốc xi măng; bitum; AWP-30;… Các loại vật liệu này chủ yếu sẽ được ứng dụng trong các loại vữa tự san, tự chảy; vữa không co ngót.
- Nguồn gốc hữu cơ: Loại này thường khá thân thiện với môi trường và không độc hại. Phổ biến có vật liệu intox.
- Loại vật liệu hỗn hợp: Đây là loại vật liệu kết hợp cả vô cơ và hữu cơ, đặc biệt phổ biến trên thị trường hiện nay. Thông thường, vật liệu hỗn hợp sẽ có 2 thành phần trộn với nhau.
Theo trạng thái
Trạng thái của vật liệu thường sẽ được chia thành 3 loại như sau:
- Dạng rắn: gồm vật liệu dạng hạt; dạng thanh; dạng tấm; dạng băng.
- Dạng lỏng: gồm dung môi hữu cơ; dung môi nước; không dung môi.
- Dạng paste (dán): gồm vật liệu 1 thành phần hoặc nhiều thành phần.
Theo nguyên lý chống thấm
Dựa trên nguyên lý chống thấm chúng ta sẽ có vật liệu chống thấm toàn khối; chống thấm bề mặt; chống thấm bằng cách chèn hoặc lấp đầy.
- Chống thấm bề mặt: có khả năng chuyển hướng dòng nước hay hơi ẩm. Điển hình cho nguyên lý này là dạng tấm trải bitum hay sơn chống thấm. Về bản chất, việc chống thấm này sẽ giúp bề mặt thoát ly hoàn toàn được nguồn gây thấm. Trường hợp bitum hay màng bị rách hay thủng thì bề mặt cũng sẽ bị thấm xuống bình thường.
- Chống thấm toàn khối: Có công dụng ngăn nước từ trong; thường được trộn cùng vật liệu để giúp chống thấm cho cả khối vật liệu. Phương pháp này sẽ áp dụng ngay từ lúc thi công. Với những khu vực xung yếu thường xuyên có môi trường ẩm như nhà tắm; nhà vệ sinh; seno;… thì cần bắt buộc thi công bằng phương pháp này. Giá của loại vật liệu này cũng không đắt nên có thể áp dụng cho nhiều loại công trình.
- Chống thấm dạng lấp đầy, chèn: loại vật liệu chống thấm này khi được quét, phun lên bề mặt cần chống thấm sẽ thẩm thấu vào sâu bên trong; giúp chèn đầy các mao mạch, lỗ hở;… Đảm bảo vật liệu có thể kháng ẩm, kháng nước tốt. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho chống thấm bề mặt.
Các tiêu chuẩn chống thấm vật liệu
Các tiêu chuẩn chống thấm vật liệu bao gồm:
Tiêu chuẩn chung
Mỗi công trình, hạng mục sẽ có những giải pháp chống thấm cụ thể để đảm bảo hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, dù là công trình nào thì các loại vật liệu chống thấm cũng cần đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:
- Có khả năng chống thấm tuyệt đối với các vật liệu thực tế.
- Bề mặt thở được để tránh áp lực hơi.
- Độ liên kết vật liệu chặt; có khả năng chịu được áp lực nước; bề mặt chống thấm không được để gián đoạn mà phải liên tục.
- Có thể chịu nhiệt độ cao khi thi công ngoài trời.
- Vật liệu chống thấm cần tương đối trơ với các môi trường axit; kiềm;…
- Có khả năng biến đổi hay co ngót tùy theo công trình.
Tiêu chuẩn chống thấm với vật liệu gốc xi măng
- TCVN 4787: 2009, Xi măng – Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử
- TCVN 7239: 2014, Bột bả tường gốc xi măng poóc lăng
Sơn nhũ tương bitum
Các tiêu chí kỹ thuật của sơn nhũ tương bitum như sau:
- Độ phủ: <= 140g/m2
- Độ mịn:<= 35mm
- Độ nhớt quy ước, đo ở 27°C ± 2°C: từ 20 – 40 giây.
- Hàm lượng các chất không bay hơn: >= 50%.
- Thời gian khô bề mặt: <= 12h.
- Độ bám dính của màng trên nền bê tông: <= 2 điểm
- Khả năng chịu nhiệt: >= 70 độ C.
- Thời gian khô hoàn toàn: <= 48h.
- Độ bền uốn: <= 1mm.
- Độ xuyên nước: >= 24h.
- Độ bền lâu: >= 30 chu kỳ.
Các TCVN khác được áp dụng trong nhóm sản phẩm sơn, vật liệu chống thấm
- TCVN 2090: 2007, Sơn, vecni và nguyên liệu cho sơn và vecni – Lấy mẫu
- TCVN 2093: 1993, Sơn – Phương pháp xác định hàm lượng chất rắn và chất tạo màng
- TCVN 2096: 1993, Phương pháp xác định độ khô và thời gian khô
- TCVN 2097: 1993, Sơn – Phương pháp cắt xác định độ bám dính của màng
- TCVN 2099: 2013, Sơn và vecni – Phép thử uốn (trục hình trụ)
- TCVN 2100-2: 2007, Sơn và vecni – Phép thử biến dạng nhanh (độ bền va đập) – Phép thử tải trọng rơi, vết lõm có diện tích nhỏ
- TCVN 8267-3: 2009, Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng – Xác định độ cứng Shore A
- TCVN 8267-4: 2009, Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng – Xác định ảnh hưởng của lão hóa nhiệt đến sự tổn hao khối lượng, tạo vết nứt và phấn hóa
- TCVN 8267-6: 2009, Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng – Xác định cường độ bám dính
- TCVN 8653-4: 2012, Sơn tường dạng nhũ tương – Xác định độ bền rửa trôi của màng sơn
- TCVN 8653-5: 2012, Sơn tường dạng nhũ tương – Xác định độ bền chu kỳ nóng lạnh của màng sơn
- TCVN 9067-2: 2012, Tấm trải chống thấm trên cơ sở bitum biến tính – Xác định độ bền chọc thủng động
- TCVN 9067-3: 2012, Tấm trải chống thấm trên cơ sở bitum biến tính – Xác định độ bền nhiệt
Trên đây là những tiêu chuẩn chống thấm cơ bản nhất đối với vật liệu chống thấm. Mong rằng những thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.