Lưới thủy tinh chống thấm là vật liệu được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết lưới thủy tinh chống thấm là gì? Cách thi công loại vật liệu này thế nào cho hiệu quả nhất. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề trên.
Lưới thủy tinh là gì?
Lưới thủy tinh có tên tiếng anh là glass mesh, là sản phẩm được dệt từ các sợi thủy tinh, có khả năng kháng oxy hóa tốt. Loại lưới này có đặc tính không bị lão hóa, dẻo dai và sức chịu căng tốt. Sản phẩm có thể ứng dụng thi công chống thấm dột, chống nứt, bảo ôn tường cả trong và ngoài hiệu quả. Thành phần chủ yếu của lưới là silicate, có tính ổn định hóa học cao; được sản xuất bằng cách dệt rồi ngâm qua dung dịch chống oxy hóa để tăng khả năng chịu nhiệt cao.
Đặc điểm
- Có chứa thành phần hóa học ổn định, chống kiềm, ngăn axit ăn mòn, chịu nước, chịu ăn mòn của bê tông và nhiều chất ăn mòn khác.
- Khả năng kết dính cao.
- Chịu cường lực tốt, trọng lượng nhẹ.
- Bằng phẳng, không bị biến dạng, khả năng định vị tốt.
- Chống lực xung kích tốt do lưới có khả năng chịu lực và dẻo dai.
- Chống nấm mốc, côn trùng gây hại.
- Chống cháy, bảo ôn, cách nhiệt, cách âm.
>>Xem thêm: Tổng hợp các cách chống thấm ngược tường nhà giá tốt 2022
Thông số lưới thủy tinh
Sử dụng với tường có lắp đặt vật liệu cách âm cách nhiệt
Trọng lượng | 165 | |
Thành phần | Sợi thủy tinh | g/m2 |
Chất phủ | Alkali | |
Kích thước mắt lưới | 4×4 | mm |
Độ chịu xé | 1750 – 2000 | n/5cm |
Quy cách sản phẩm | ||
Kích thước cuộn | 1 x 50m | |
Diện tích bề mặt cuộn | 50m2 | |
Cuộn/pallet |
Sử dụng gia cố bề mặt ngoài của tường
Trọng lượng | 110 | |
Thành phần | Sợi thủy tinh | g/m2 |
Chất phủ | Alkali | |
Kích thước mắt lưới | 10×10 | mm |
Độ chịu xé | 1000 | n/5cm |
Quy cách sản phẩm | ||
Kích thước cuộn | 1 x 50m | |
Diện tích bề mặt cuộn | 50m2 | |
Cuộn/pallet | 30 |
Sử dụng gia cố bề mặt trong của tường
Trọng lượng | 75 | |
Thành phần | Sợi thủy tinh | g/m2 |
Chất phủ | Alkali | |
Kích thước mắt lưới | 5×5 | mm |
Độ chịu xé | 850 | n/5cm |
Quy cách sản phẩm | ||
Kích thước cuộn | 1 x 50m | |
Diện tích bề mặt cuộn | 50m2 | |
Cuộn/pallet | 54 |
Ứng dụng
- Sử dụng khi bề mặt ngoài của tường bị nứt, lưới thủy tinh giúp bề mặt tường chống lại sự hình thành vết nứt trên bề mặt, tại tính thẩm mỹ và giữ tường không bị thấm.
- Dùng phủ hệ thống sàn công nghiệp, sàn mái, bể nước, khu vệ sinh, bể nước công xưởng.
Tác dụng chống thấm
- Gia cố, tăng cường sức chịu lực cho tường, gia cố vật liệu như xốp EPS/XPS, tấm thạch cao, cao su lưu hóa, cao su non,….
- Khả năng chịu lực tốt, chống nứt tường do dư chấn.
- Gia cố thêm cho các lớp chống thấm mỏng ở vị trí xung yếu như góc tường, góc chân tường, tường có kết cấu bị lún, sụt, nứt, dao động nhẹ.
- Tăng tính chống nứt, chống thấm nhà vệ sinh, sàn mái.
- Tăng khả năng cường hóa sàn bê tông, ống khói.
- Kết hợp được với những chất lỏng như shell flintkote pf4, chống thấm đặc dụng cho nhiều vị trí.
- Chống nước cho đổ bê tông.
- Chống nứt mối nối tường thạch cao.
- Dùng cho tường có vật liệu cách âm, cách nhiệt.
Các loại lưới thủy tinh chống thấm
Lưới thủy tinh gia cường Đài Loan
Là dạng lưới không gợn sóng, dùng như vật liệu tăng sức chịu lực. Loại lưới này được ứng dụng kết hợp với chất chống thấm lỏng, dùng chống thấm đặc dụng ở nhiều vị trí khác nhau. Nó có thiết kế cho phép chất lỏng thấm xuyên qua tạo thành hệ thống mười hiệu suất cao, chịu lực 2 chiều giữa lớp trên và lớp đáy tác động.
- Mắt lưới 2mm
- Lưới mềm
- Định lượng: 90g/m2
- Đóng gói : cuộn 1m x 30m
Lưới sợi thủy tinh gia cố chịu lực cao Flintkote FG4
Sản phẩm này thuộc hãng Shell có khổ 1x100m. Loại lưới này dùng để gia cố hệ thống các lớp phủ asphalt, matit nhựa đường, nhũ tương nhựa đường và chống thấm.
Đóng gói : cuộn 1mx100m
Lưới thủy tinh gia cường MAPEI
Lưới thủy tinh gia cường MAPEI rất bền kiềm, dùng gia cường khi thi công các sản phẩm có khả năng chống thấm/nứt, lớp phủ cách nhiệt, phù hợp với hướng dẫn kỹ thuật số EATG 004.+
- FIBERGLASS MESH là lưới sợi thủy tinh bền kiềm kích thước 4×4,5 mm với lượng dùng 150 g/m².
- Đóng gói : cuộn 1mx50m.
Thi công lưới thủy tinh chống thấm
Bước 1: Chọn lưới thủy tinh
Lưới thủy tinh chọn dày hay mỏng, mau hay thưa, sợi to hay sợi nhỏ sẽ phụ thuộc và đặc điểm của từng hạng mục công trình, độ dày lớp vữa,…. Lưới dày có định lượng lớn, dùng cho hạng mục có lớp vữa hoàn thiện dày. Ngược lại, lưới có định lượng nhỏ sẽ dùng cho hạng mục có lớp vữa hoàn thiện mỏng.
Bước 2 : Thi công lưới thủy tinh chống nứt tường
- Tạo bề mặt thi công
Bề mặt thi công như vách tường, sàn nhà thì cần làm sạch trước khi tiến hành thi công. Cần đảm bảo bị trí thi công phải bằng phẳng; các vị trí nhấp nhô, gập ghềnh thì có thể tỉa đục để san bằng.
- Lót lớp hồ mỏng
Sau khi chuẩn bị xong bằng bằng thì cần phủ một lớp vữa xi măng mỏng lên bề mặt, dày khoảng 3mm để xe đi phần gạch thôi.
- Lót lưới thủy tinh
Đặt lưới vào giữa 2 lớp vữa như sau: lớp vữa mỏng > lưới thủy tinh > lớp vữa hoàn thiện. Khi vữa đang ướt thì nên tiến hành đặt phẳng lưới thủy tinh lên bề mặt vữa này theo chiều từ trên xuống, từ trái qua phải và theo hướng nhất định. Tấm lưới đặt sau phải trải đè lên tấm lưới trước ít nhất 10cm.
- Cán vữa hoàn thiện
Khi lưới thủy tinh bám vào bề mặt của lớp vữa lót trong cùng thì tiến hành thi công lớp vữa hoàn thiện bên ngoài. Thi công bằng bàn chải, bàn bả cho phẳng. Sau khi thi công 2 lớp vữa lót trong và lớp hoàn thiện sẽ tạo thành liên kết dính chặt vào nhau thành một khối thống nhất giúp tối ưu bề mặt phẳng. Chờ vữa khô thì hoàn toàn thì mới tiến hành thi công các hạng mục khác. Tránh để tác động bề mặt tường khi lớp vữa còn ướt sẽ gây sủi bọt khí, nứt.
Lưu ý:
Với bề mặt ngoài của tường thì thứ tự các lớp ưu tiên như sau: Tường gạch, Lớp vữa mỏng, lưới thủy tinh, lớp vữa hoàn tất, sơn trang trí. Còn với bề trong của tường thì thứ tự ưu tiên các lớp là: Lớp vữa mỏng, lưới thủy tinh, vữa hoàn tất, sơn trang trí.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn các thông tin liên quan đến lưới thủy tinh chống thấm. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.