Hiện nay, có rất nhiều loại vật liệu chống thấm gốc xi măng được sử dụng cho các công trình. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là vật liệu chống thấm gốc xi măng. Loại vật liệu này sản xuất theo công nghệ bền vững và độ kết dính cao, khả năng chống thấm tốt. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn thông tin về loại vật liệu này một cách chi tiết nhất.
Vật liệu chống thấm gốc xi măng là gì?
Vật liệu chống thấm gốc xi măng là hỗn hợp chứa thành phần gốc xi măng được định mức theo 1 tỷ lệ nhất định do nhà sản xuất đưa ra. Loại vật liệu thường dùng để xử lý sự cố thấm dột do sai, hỏng kết cấu công trình như vỡ/nứt chân tường, cổ ống; nứt móng/tường;….
Ưu điểm của vật liệu chống thấm gốc xi măng
- Không cần quét lót trước khi thi công
- Có thể thi công trên bề mặt ẩm
- Không độc hại, sử dụng được cho bể nước sinh hoạt
- Có thể ốp lát gạch/đá trực tiếp lên bề mặt sản phẩm màng sau khi khô
- Không cháy nổ, không hòa tan, an toàn cho người sử dụng
- Khả năng bám dính tốt với bề mặt chống thấm và dưới áp lực nước
- Dễ dàng trong thi công
>>Tham khảo: Chống thấm Ba Đình và những điều cần lưu ý
Phân loại vật liệu chống thấm gốc xi măng
1. Vật liệu chống thấm gốc xi măng 2 thành phần
Là hỗn hợp gồm thành phần A (chất lỏng) và thành phần B (bột gốc xi măng) được định mức theo tỷ lệ nhất định do nhà sản xuất đưa ra. Các ưu điểm nổi bật như:
- Khi đóng rắn sẽ tạo thành lớp màng có độ đàn hồi cao tới 230%. Do đó, thích hợp để chống thấm các khu vực ẩm ướt như nhà vệ sinh, bể nước,….
- Không chứa clorua và các muối ăn mòn khác. Có thể chống chịu được trong môi trường và xâm thực muối. Không chứa chất độc hại, chống chịu tốt dưới nhiều dạng thời tiết.
2. Vật liệu chống thấm gốc xi măng 1 thành phần
Đây là sản phẩm đã được pha sẵn dưới dạng dung dịch, tạo thành 1 lớp màng khi quét. Nó có khả năng bám dính tốt với nền xi măng ở nhiều điều kiện khác nhau. Các ưu điểm như:
- Nối độ rộng vết nứt tới 2mm
- Chống thấm xuất sắc, chịu được áp lực nước cao
- Thấm hơi nước tốt
- Khả năng thi công hoàn hảo, tăng khả năng chống chịu với thời tiết
- Bảo đảm công trình chống thấm tuyệt đối và bền vững.
>> Đọc thêm: Giá vật liệu khi chống thấm Hoàng Mai là bao nhiêu?
3. Sơn chống thấm gốc xi măng
Sơn chống thấm trộn cùng xi măng chuyên dùng để trám trét các vết nứt, lỗ hổng trên bề mặt tường, bê tông. Hoặc dung dịch sơn nước gốc xi măng. Trong đó, thành phần bám dính là gốc hữu cơ và vô cơ cùng các thành phần phụ gia đặc biệt. Sơn có thể sử dụng trong nhà và ngoài trời với khả năng chống thấm đặc biệt, bền vững trong thời tiết khắc nghiệt.
4. Vữa chống thấm gốc xi măng
Là chất trộn sẵn gốc xi măng, khi pha cùng nước sẽ tạo thành hỗn hợp dạng vữa. Nó có tác dụng chống thấm nước hiệu quả cho các bề mặt đứng, bề mặt ngang và bề mặt có khuyết điểm về rò rỉ nước. Hiện nay cũng có loại vữa pha sẵn chỉ việc thi công.
Top 5 sản phẩm vật liệu chống thấm gốc xi măng tốt nhất hiện nay
1. Mapelastic
Là loại vữa chống thấm gốc xi măng 2 thành phần có khả năng đàn hồi cao; thường dùng cho chống thấm, bảo vệ bề mặt bê tông, bể bơi, ban công, những nơi có vết nứt.
Sản phẩm gồm 2 thành phần được định lượng sẵn. Khi dùng chỉ cần trộn lại với nhau mà không cần thêm nước hoặc phụ gia khác. Có thể dung bay thi công trên bề mặt cứng, sạch và được làm ẩm.
2. Masterseal 540
Đây là chất chống thấm 2 thành phần gốc xi măng gồm polyme lỏng A và bột trộn sẵn B. Khi trộn 2 thành phần này với nhau sẽ tạo thành hỗn hợp lỏng mịn, độ bám dính cao với hầu hết mọi bề mặt. sản phẩm được làm từ nhựa tổng hợp đặc chủng và xi măng.
Các ưu điểm vượt trội của loại vật liệu này là:
- Khả năng bám dính cao với nhiều bề mặt khác nhau.
- Có thể dùng ngoài trời.
- Chịu được tác động từ thời tiết
- Sử dụng được cho bề mặt tiếp xúc với nước sinh hoạt.
3. GS-200
GS-200 là vật liệu có thành phần xi măng pooclang và thạch anh. Sản phẩm có thể xuyên thấu vào bê tông, tạo màng tinh thể chìm trong các công trình ngầm. GS-200 có khả năng chặn nước 2 chiều. Tuy nhiên nó chỉ dùng được cho các công trình không chịu tác động trực tiếp của ánh mặt trời.
4. Revinex flex ES
Đây là vật liệu chống thấm có thành phần gốc xi măng rất đa năng, thích hợp với bê tông, tường xây, gạch ốp lát và nhiều bề mặt khác. Cách sử dụng là trộn lẫn các thành phần lại với nhau tùy theo đặc thù và tính chất của từng hạng mục. Sản phẩm không bị ảnh hưởng bởi tia cực tím; có thể kết liền khe nứt. Đặc biệt, có thể bám dính hoàn hảo lên hầu hết các chất nền xây dựng như đá, bê tông, gạch, gốm sứ,….
5. KANA-S12
Là vật liệu chống thấm 2 thành phần gốc xi măng polyme. Sản phẩm dùng tương tự như sơn hoặc màng chống thấm, có khả năng ngăn nước tốt; thích hợp với mọi công trình dân dụng và công nghiệp.
Một số điều cần lưu ý khi thi công bằng vật liệu chống thấm gốc xi măng
1. Công tác chuẩn bị
Trước khi thi công cần chuẩn bị đủ cả bề mặt đến hỗn hợp quét.
- Bề mặt: cần dọn dẹp sạch rác, chất thải, tạp chất,…
- Dung dịch chống thấm: là yếu tố quan trọng nên cần phải pha trộn chính xác. Sau khi chọn sản phẩm chống thấm thì cần tiến hành pha dung dịch với sản phẩm chống thấm 2 thành phần theo đúng tỷ lệ. Trộn hỗn hợp đều tay, sánh mịn và dính đều.
2. Cách quét dung dịch chống thấm
Với bề mặt tường cần quét đều tay, từ nhỏ đến lớn. Tránh vội vàng, ngắt quãng để dung dịch được dàn đều trên bề mặt. Chú ý cần quét cho mịn, lấp các lỗ cẩn thận. Có thể chia thành 2 lớp để quét. Lớp đầu để khô tự nhiên khoảng 10 phút rồi quét tiếp lớp thứ 2. Sau khi quét xong cần che đậy kỹ để bảo dưỡng bề mặt.
3. Bảo dưỡng chống thấm
Cần thực hiện nhanh sau khi quét lớp chống thấm. Tránh để bề mặt khô quá nhanh do tác động từ môi trường bên ngoài chứ không phải do thẩm thấu vào tường. Có thể dùng túi, lưới, bao,… để che chắn bề mặt. Tránh ảnh hưởng đến lớp dung dịch mới quét để không làm giảm giá trị chống thấm và thẩm mỹ của công trình.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn top 5 loại vật liệu chống thấm gốc xi măng tốt nhất hiện nay. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.
- Bột chống thấm Sika là gì? Đặc điểm, công dụng bột chống thấm Sika
- Top 8 các sản phẩm sika chống thấm tốt nhất trên thị trường
- 3 Cách chống thấm chân tường bị thấm không phải ai cũng biết
- Top 4 loại keo silicon chống thấm, dột hiệu quả nhất
- Sơn chống thấm polyurethane là gì? Ưu nhược điểm của polyurethane