327 lượt xem

Biện pháp nào chống thấm bể nước ăn, bể ngầm nhanh chóng tiện lợi?

Bể nước ăn là công trình có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và sinh hoạt của gia đình. Vì vậy, khi phát hiện bể nước ăn bị thấm, bạn cần xác định nguyên nhân và tìm cách xử lý chống thấm ngay để không làm ảnh hưởng đến kết cấu công trình và tạo môi trường gây bệnh cho cả gia đình. Dưới đây là những biện pháp chống thấm bể nước ăn nhanh chóng và tiện lợi nhất mà bạn có thể áp dụng.

Nguyên gây thấm bể nước ăn

Tình trạng bể nước ăn bị thấm nếu không xử lý kịp thời sẽ làm ảnh hưởng lớn đến kết cấu của bể nước và dẫn đến tình trạng hư hỏng. Trước khi tiến hành chống thấm, cần xác định nguyên nhân gây thấm là gì?

Theo khảo sát công trình, một số nguyên nhân gây thấm bể nước ăn thường gặp là:

  • Do bể có các vết nứt, khi mùa mưa nước ngầm và muối hoà tàn sẽ từ từ ngấm vào bể nước ăn và gây hư hại kết cấu.
  • Do vật thiệu thi công xây dựng bể nước không đảm bảo, không thể chống thấm
  • Do kết cấu bể nước khi thi công không được chắc chắn, nên có sự dịch chuyển tạo ra các khe hở khiến nước bị thấm.

Chống thấm bể nước ăn khó hay dễ?

Việc bể nước ăn bị thấm là nguyên nhân gây ra hiện tượng nấm, mốc ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Vì thế, việc chống thấm bể nước là việc hết sức cần thiết và phải được xử lý kịp thời, triệt để.

Khi xác định được nguyên nhân và vị trí gây thấm, việc chống thấm sẽ dễ dàng hơn nhiều. Lúc này, bạn chỉ cần khoá đường nước, xả van đáy bể hoặc dùng bơm hút hết nước trong bể ra ngoài. Đánh dấu vị trí có hiện tượng thấm nước, vị trí có đường nứt bê tông,..rồi tiến hành thi công chống thấm bể nước theo các phương pháp sau:

>> Đọc thêm: Tìm hiểu chi tiết phụ gia bê tông r7

Chống thấm bằng Sika top Seal 107

Chống thấm bể nước bằng Sika top Seal 107 là phương pháp khá hiệu quả để xử lý rò rỉ, giúp liên kết bê tông cũ và mới tốt hơn. Vật liệu chống thấm này rất dễ thi công và an toàn cho người sử dụng, với thời gian thi công ngắn và chi phí hợp lý. Đặc biệt, sản phẩm không ăn mòn và còn có màu xám như màu bê tông.

Chống thấm bể nước ăn bằng Sika

Quy trình chống thấm bằng Sika top Seal 107 được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt cần thi công chống thấm

Loại bỏ các tạp chất, các mảng vữa thừa trên bề mặt thi công, vệ sinh sạch sẽ. Với các vị trí có lỗ li ti trên tường, phải dùng Sika Grout 214-11 để trám lại. Đảm bảo bề mặt bằng phẳng, không có chỗ lồi lõm và không bị đọng nước

Bước 2: Tiến hành thi công chống thấm

Trộn Sika top Seal 107 theo tỉ lệ 1:4 (1 lít Sika dung dịch : 4kg sika dạng bột) với định mức sử dụng là 1.5kg/lớp/m2

Sử dụng con lăn hoặc chổi sơn quét hỗn hợp Sika top Seal 107 vừa trộn lên bề mặt bê tông. Quét lớp thứ nhất khi bê tông đang ẩm. Lớp thứ 2 quét sau lớp thứ nhất từ 4-8 tiếng.

Sau khi thi công xong, tiến hành kiểm tra tình trạng rò rỉ còn xuất hiện không, nếu còn tiến hành quét thêm lớp thứ 3.

Chống thấm bể nước bằng Epoxy

Chống thấm bể nước bằng Epoxy

Chống thấm bể nước bằng Epoxy là phương pháp mới được nhiều chủ đầu tư xây dựng lựa chọn vì những ưu điểm:

  • Khả năng chống thấm tuyệt đối
  • Tính thẩm mỹ cao
  • Tiết kiệm lớp sơn phủ lòng bể hoặc lớp gạch men
  • Không độc hại

>> Đọc thêm: Phương pháp chống thấm hồ bơi độc quyền

Sau đây là quy trình thi công chống thấm bể nước bằng Epoxy:

Bước 1: Sau khi bề mặt bê tông đổ được 2 tuần, tiến hành vệ sinh sạch sẽ, xả nhám và trám vá bề mặt thành bể, lòng bể nếu có hiện tượng bị lõm một vài vị trí.

Bước 2: Sử dụng con lăn rulo chuyên dụng để lăn đều lớp sơn lót Epoxy lên bề mặt thi công. Lưu ý nên sử dụng Epoxy gốc dung môi (hoặc không dung môi), không sử dụng Epoxy nước.

Bước 3: Sơn Epoxy chống thấm phủ 2 lớp, thông thường chúng ta hay chọn loại màu xanh lam.

Chống thấm bể nước bằng vật liệu chống thấm Maxka

Maxka là loại vật chống có khả năng thẩm thấu tạo thành màng liên kết không cho nước thấm qua. Hợp chất chống thấm này có thể ngấm sâu gần 1 mét dưới nền bê tông. Khi chúng gặp nước sẽ tạo phản ứng đông cứng. Đây là công nghệ của Mỹ được áp dụng xử lý các vấn đề rò rỉ do vết nứt hoặc do kết cấu bê tông rất hiệu quả, với quy trình thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Làm sạch bề mặt bằng cách phun nước dưới áp lực cao để loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, axit,… Đảm bảo không còn bất kỳ tạp chất nào còn sót lại trên bề mặt cản trở khả năng bám dính của vật liệu chống thấm.

Bước 2: Láng màng phủ lót lên nền móng bê tông của bể

Khi lớp bê tông còn ẩm, tiến hành tô phủ vữa chống thấm Maxka lên bề mặt bê tông 2 lớp, mỗi lớp dày 2mm.

Bước 3: Tạo màng chống thấm

Sau khi thi công xong lớp bê tông cốt thép và lớp lót chống thấm tiến hành thi công lớp màng phủ chống thấm. Mục đích là ngăn nước thấm ngược từ nền đất lên và từ bể thấm ra ngoài. Tiến hành tô phủ lớp thứ 2 ngay sau khi lớp thứ nhất khô, sau đó phủ lớp vữa bảo vệ thật nhão, dày 10mm lên trên.

Nên thi công giật lùi để tránh giẫm lên bề mặt mới thi công còn ướt.

Đối với mạch tường, quét lớp vữa loãng Maxka chuyên dụng cho mạch tường và sàn.

Đối với ống xuyên sàn, dùng băng trương nở Maxka để quấn quanh ống, khớp mí cẩn thận quanh cổ ống. Sau đó, dùng bay trét hỗn hợp Maxka lên diện tích quanh ống, miết thật chặt. Tô phủ 2 lớp vữa chống thấm lên bề mặt, mỗi lớp dày 2mm.

Sau khi thi công 12 giờ, cần bảo dưỡng bề mặt thi công bằng nước.

Chống thấm bể nước bằng màng khó nóng hoặc màng dán lạnh

Chống thấm bể nước bằng màng khò

Màng khò nóng hoặc màng dán lạnh là hai vật liệu thi công khá phổ biến trong công tác chống thấm, mang lại hiệu quả cao. Dưới đây là quy trình thi công hai vật liệu này:

Bước 1: Quét lớp tạo dính lên bề mặt thi công

Dùng lu sơn để quét lớp tạo dính sao cho mỏng và đều, phủ kín bề mặt bê tông.

Bước 2: Dán màng chống thấm

Sau khi lớp tạo dính lót khô tiến hành dán màng chống thấm, đảm bảo bề mặt dán hoặc khò được úp xuống dưới. Trải kín các cuộn màng vào vị trí cần thi công chống thấm.

Bước 3: Tiến hành khò nóng hoặc dán lạnh màng chống thấm

Dùng đèn khò làm nóng lớp màng nhầy để chúng dính vào bề mặt thi công.

Với phương pháp khò nóng, lướt ngọn lửa liên tục, đều và nhanh tay để nguồn nhiệt được phân bổ đồng đều, không tạo lỗ khí.

Với phương pháp dùng màng dán lạnh, sau khi trải đều màng dán lên bề mặt, tiến hành thi công lớp vữa cán sàn bằng xi măng + cát lên trên màng dán lạnh.

Bước 4: Kiểm tra bề mặt sau khi thi công bằng việc ngâm nước và nghiệm thu

Chống thấm bể nước ngầm bằng các sản phẩm gốc xi măng

Chống thấm bể nước bằng sản phẩm gốc xi măng

Hiện nay cũng khá nhiều gia đình ở thành phố làm bể nước ở dạng ngầm để tiết kiệm diện tích. Ngoài việc áp dụng các phương pháp trên, ta có thể chống thấm bể nước ngầm bằng phương pháp sử dụng các sản phẩm gốc xi măng.

Quicseal 144, Quicseal 104s, Quicseal 104 là các sản phẩm gốc xi măng chống thấm chất lượng phù hợp để chống thấm bể nước, hồ bơi, tường hầm, bồn hoa,…

Chúng ta sẽ tiến hành chống thấm bằng các sản phẩm gốc xi măng theo các bước sau:

Bước 1: Bão hòa nước và bo góc chân tường

Bão hoà nước là việc cần làm trước khi thi công quét sản phẩm gốc xi măng, nó giúp sàn bê tông không bị háo nước, không ảnh hưởng đến khả năng thấm sâu vào thân bê tông.

Tiến hành bo góc chân tường bằng xi măng cát vàng và Sika latex/ latex TH và quét lớp chống thấm mỏng. Dán lưới thuỷ tinh bo góc với bề rộng từ 10cm đến 15cm.

Bước 2: Thi công chống thấm

Thông thường, chúng ta nên thi công từ 2 đến 3 lớp chống thấm để đảm bảo bề mặt được phủ kín. Tiến hành thi công lớp chống thấm từ trên xuống dưới theo chiều vuông góc. Lớp sau quét sau khi lớp trước đã khô (khoảng 2 đến 24 giờ). Độ dày mỗi lớp là 1mm với liều lượng từ 1kg đến 2kg. Nên chia cho nhiều người cùng thi công để bề mặt được đông cứng cùng lúc.

Khi sơn hoàn thiện, nên phủ lớp vữa bảo vệ gồm xi măng và cát lên bề mặt chống thấm.

Trên đây là những chia sẻ về các biện pháp chống thấm bể nước ăn, bể nước ngầm nhanh chóng và tiện lợi. Hy vọng bài viết đã phần nào hữu ích với bạn việc tìm kiếm một phương pháp chống thấm hiệu quả. Hãy tiến hành chống thấm ngay từ ban đầu, hoặc khi công trình có dấu hiệu bị thấm, cần xác định nguyên nhân gây thấm và xử lý chống thấm kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh hoạt trong gia đình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *