Tường, mái bị thấm dột là hiện tượng rất dễ bắt gặp ở nhiều công trình. Đây là kết quả của việc không thi công hoặc thi công chống thấm kém. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp lại các phương pháp chống thấm phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay.
Những ảnh hưởng khi không làm công tác chống thấm
Chống thấm là công tác không thể bỏ qua khi xây dựng bất kỳ công trình nào. Chống thấm tốt sẽ giúp đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như chất lượng của toàn bộ công trình. Ngược lại, nếu công tác chống thấm kém hoặc không làm chống thậm, công trình sẽ bị nhiều thiệt hại như:
- Xuất hiện các vết nứt, gãy, mảng ố vàng do thấm nước lâu ngày, ảnh hưởng tới thẩm mỹ công trình.
- Ảnh hưởng tới hệ thống điện, nước ngầm; gây nguy cơ chập, cháy nổ.
- Giảm tuổi thọ công trình, gây thiệt hại về kinh tế.
- Gây nguy cơ mất an toàn với người sử dụng.
>>Tham khảo thêm: Tổng hợp một số phương pháp chống thấm hiệu quả nhất hiện nay
Chuẩn bị bề mặt thi công chống thấm
Bất cứ trường hợp thi công chống thấm nào cũng cần phải chuẩn bị bề mặt thật kỹ càng như sau:
- Loại bỏ hết các lớp vữa, hồ, xi măng thừa, trơ trên bề mặt.
- Kiểm tra và đục mở phần miệng các đường nứt dài lớn, xuyên sàn nếu có theo rãnh rộng từ 1 – 2cm, sâu 2cm.
- Đục rãnh rộng 2 – 3cm, sâu 3cm quanh miệng lỗ cống thoát nước xuyên sàn bê tông. Điều này sẽ giúp chất chống thấm tiếp nhận nhiều hơn.
- Nếu sàn bê tông là sàn lệch, thì ngoài gờ hông bê tông giật cấp thì phần gờ hông chân tường bao xây gạch tô vữa bên trên sẽ cần được xử lý gia cố chống thấm để cao thêm tối thiểu 20cm.
- Mài toàn bộ bề mặt chống thấm bằng máy mài.
- Dọn vệ sinh mặt sàn thật sạch sẽ, không để bám bụi bẩn.
Phương pháp chống thấm bằng màng bitum khò nóng
Đây là phương pháp chống thấm sàn mái. Với ưu điểm là thời gian thi công nhanh; không kén chọn bề mặt; thích hợp thi công ở những bề mặt khó; độ đàn hồi cao. Chống thấm bằng màng bitum khò nóng được coi là phương pháp chống thấm hữu hiệu hàng đầu hiện nay.
Quy trình chống thấm bằng màng bitum như sau:
- Quét lớp lót primer
- Dàn lớp sơn phủ kín bề mặt bê tông mỏng và đều. Nếu bề mặt thi công rộng thì hãy dùng lu sơn.
- Lớp lót sau khi được làm khô ở nhiệt độ 30 độ C trong khoảng 6h thì sẽ tiến hành dán màng chống thấm bitum. Bạn có thể sờ lên bề mặt màng để kiểm tra xem nó khô chưa.
- Bắt đầu dán màng chống thấm, bạn đốt lửa qua lại, đều đặn trên bề mặt khò dính màng phía dưới. Cùng lúc đó cũng đốt nóng diện tích bề mặt thi công rồi dán phần màng đã khò lên khu vực này. Ở bước này chú ý thao tác nhanh và chính xác để đạt hiệu quả cao nhất.
- Xử lý phần cổ ống.
- Phần chân tường dán tối thiểu 15cm.
- Sau khi hoàn thành thi công thì cán vữa bảo vệ lớp màng chống thấm và hoàn trả mặt bằng.
>> Xem thêm: Tổng hợp 3 cách chống thấm Ba Vì mới nhất
Phương pháp chống thấm bằng màng tự dính
Với phương pháp dùng màng tự dính thì ưu điểm nổi bật phải kể đến như: nhanh khô; có thể tạo thành một lớp phủ bền, linh hoạt. Với đặc tính là kết dính hoàn hảo nên có thể lấp kín các vết nứt. Do đó nó có thể sử dụng được cả với kết cấu cũ và mới; dễ dàng trong thi công.
Quy trình thực hiện thi công của phương pháp này không khó, gồm các bước sau:
- Trải cuộn màng tự dính theo đúng yêu cầu rồi cắt chúng theo các kích thước bạn muốn.
- Bóc lớp bảo vệ bên ngoài rồi dán màng lên sao cho diện tích chồng mí tối thiểu là 0.5cm.
- Cán vữa bảo vệ lên lớp màng ngay sau khi thi công xong để bảo vệ lớp màng này.
Thi công chống thấm bằng dung chất chống thấm
Sử dụng dung chất chống thấm cũng là một phương pháp hiệu quả được rất nhiều người lựa chọn. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là: độ co dãn, đàn hồi cao; khả năng bám dính tốt; không có mối nối thi công; tuổi thọ cao, có thể kéo dài từ 20 – 30 năm; có thể chống đọng nước; an toàn cho sức khỏe người dùng.
Trước khi tiến hành thì công, bước đầu tiên là chuẩn bị bề mặt thi công.
- Bề mặt cần đảm bảo sạch sẽ, khô thoáng; không bị bám bụi hay dầu mỡ, hoặc bất kỳ vật liệu kém bám dính nào.
- Quét lót bề mặt bằng Revinex pha cùng nước theo tỷ lệ Revinex : nước = 1 : 4. Bước này giúp cố định bề mặt để giúp đạt được cường độ bám dính và hiệu quả phủ cao nhất.
Sau khi đã chuẩn bị bề mặt xong thì bắt đầu tiến hành thi công.
- Chất chống thấm phải được khuấy đều và kỹ với tốc độ chậm trước khi dùng để thi công.
- Sau khi đã quét lót, quét tối thiểu thêm 2 lớp Neoproo PU W theo 2 hướng vuông góc với nhau. Lớp thứ nhất sẽ pha với 5% nước. Lớp thứ quét lại sau 24h và không pha loãng. Nếu có lớp thứ 3 thì cũng có thể thi công theo hướng dẫn như trên.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn các phương pháp chống thấm hiệu quả cao và được nhiều người áp dụng. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.