Việc chống thấm không chỉ dừng lại ở những công trình như sàn bê tông, bể nước, trần nhà, chân tường,… Mà dường như việc chống thấm cầu đường cũng đóng một vai trò rất quan trọng đấy chứ nhỉ?
Chống thấm cầu đường bằng màng khò nóng – vì sao lại vậy?
Không hẳn là để chống thấm cầu đường, chỉ có mỗi phương pháp này. Nhưng nếu so sánh giữa những vật liệu đó. Thì sử dụng màng khò nóng vẫn đem đến hiệu quả nhất định. Bởi với những ưu điểm vượt trội của nó đem lại. Cụ thể như:
- Độ dày dặn của màng khò rất cao, tối thiểu 3 – 5mm
- Khả năng ngăn nước thấm qua là không phải bàn cãi
- Thi công trên bề mặt cầu đường thường là bề mặt phẳng
- Diện tích thi công lớn, thuận tiện cho kỹ thuật xử lý với màng khò nóng
- Tuổi thọ của màng rất cao, nếu bảo dưỡng tốt có thể lên vài chục năm
Vậy chống thấm cầu đường bằng màng khò nóng như thế nào?
Chuẩn bị bề mặt chống thấm
- Băm, đục sạch các lớp hồ vữa xi măng. Bê tông dư thừa cho trơ ra bề mặt bê tông. Bằng các dụng cụ cầm tay: búa băm, búa đục, mũi đục nhọn,…
- Kiểm tra và đục mở miệng các đường nứt có rãnh rộng khoảng 2cm, sâu 2cm. Các hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ,.. sẽ được đục bỏ. Cho đến phần bê tông đặc chắc.
- Mài bề mặt cần xử lý chống thấm, để làm bong tróc hết các tạp chất, bụi bẩn còn sót lại. Việc làm sạch bề mặt này là rất quan trọng, nhằm giúp cho việc chống thấm cầu đường được tốt hơn.
- Dọn vệ sinh sạch sẽ bụi đất trên toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm.
Cách thi công chống thấm cầu đường
- Xử lý các lỗ hổng, bọng rỗng, hốc râu thép đã cắt,… Bằng vữa đổ bù không co ngót Sikagrout 214-11
- Quấn thanh cao su trương nở quanh các khe co giãn, cổ ống thoát nước, khe rãnh quanh hộp kỹ thuật, rồi đổ vữa trám lại.
- Quét lớp tạo dính cho bề mặt bê tông. Thường sẽ cần đến vật liệu Sikaproof Membrane. Có thể sẽ cần đến con lăn chuyên dụng để phủ đều lớp lót này.
- Để cho lớp lót khô, kiểm tra bằng cách đặt tay lên không dính tay là được.
- Đặt các cuộn màng chống thấm vào vị trí, cuốn ngược trở lại.
- Sử dụng đèn khò đốt khí ra, nung nóng chảy lớp nhựa của màng. Sau đó, dán miết chặt xuống bề mặt thi công.
- Dùng bay miết thật mạnh cho khít chặt ở các vị trí chồng mép.
- Dùng con lăn lăn qua lăn lại để trải phẳng, tránh bọt khí.
Công đoạn bảo vệ gia cố
Sau khi trải xong màng, cần tiến hành gia cố 1 lớp bảo vệ bề mặt cầu đường. Và nên cẩn thận để tránh không làm tổn hại đến màng.
Tất nhiên, để có thể chống thấm cầu đường, không chỉ có mỗi phương pháp sử dụng màng khò nóng. Ví dụ như:
- Thi công chống thấm bằng màng nhũ tương – chuyên dùng cho bề mặt bê tông lộ thiên.
- Hay phương pháp sử dụng màng dán lạnh chuyên dụng.
Điều này còn tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể. Cũng như việc khảo sát cụ thể công trình, mới có thể đưa ra kết luận tốt nhất. Vì thế, nếu bạn đang cần sự tư vấn, cũng như là hiểu rõ hơn về việc chống thấm. Vui lòng liên hệ vào số Hotline: 093 858 1165.
Công ty kỹ thuật công nghệ chống thấm Bách Khoa
Rất hân hạnh được tiếp đón & phục vụ!
Xin chân thành cảm ơn.
- Sơn chống thấm polyurethane là gì? Ưu nhược điểm của polyurethane
- Giải pháp xử lý chân tường bị bong tróc, phồng rộp triệt để 100%
- Dịch vụ chống thấm Hoàng Mai uy tín triệt để 100% giá rẻ
- Dịch vụ chống thấm Huyện Ba Vì uy tín, chất lượng, giá rẻ
- Đơn vị cung cấp dịch vụ chống thấm dột tại Đông Anh uy tín